Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Featured Posts

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Những vấn đề về pháp lý đối với hợp đồng bảo lãnh tín dụng

         Sự gia tăng nhanh của hoạt động bảo lãnh tín dụng trong các ngân hàng lớn đã làm giới lập pháp lo lắng về khả năng phá sản của không ít ngân hàng nếu như có nhiều thư bảo lãnh tín dụng bị truy đòi hơn mức dự kiến. Nhiều nhà lập pháp e ngại rằng những người đầu tư vào chứng khoán ngân hàng (bao gồm cả người gửi tiền không được bảo hiểm) có thể ít quan tâm nếu như một ngân hàng cho vay ít đi song cùng lúc lại cung cấp một lượng lớn các hợp đồng bảo lãnh tín dụng. Nhưng thật không may là có rất nhiều dộng lực thúc đẩy ngân hàng tham gia phát hành thư bảo lãnh tín dụng như chi phí tương đối thấp và tính đòn bẩy cao do không có yêu cầu về dự trữ, ít nhất là trong thời gian đầu của hợp đồng.

hợp đồng bảo lãnh tín dụng

         Các cơ quan quản lý ngân hàng và các cơ quan luật pháp đang cố gắng giữ tình trạng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tín dụng của ngân hàng ở mức có thể kiểm soát dược. Nhiều quy định mới dược ban hành bao gồm:
  1. Khi xem xét việc chấp thuận phát hành thư bảo lãnh tín dụng, ngân hàng phải áp dụng cùng một hệ thống tiêu chuẩn tín dụng như đối với cho vay trực tiếp.

  2. Ngân hàng phải xem thư bảo lãnh tín dụng như các khoản tín dụng khi đánh giá mức độ rủi ro đối với mỗi khách hàng rlêng lẻ.

  3. Theo Hiệp ước quốc tế năm 1987 – 1988 về vốn ngân hàng giữa Mỹ và các quốc gia cho vay khác, hầu hết các hợp đồng bảo lãnh tín dụng đều phải được xét đến khi tính toán yêu cầu vốn chủ sở hữu cho các ngân hàng, cũng như đối với những khoản cho vay thực tế.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: chứng khoán hóa, các nghiệp vụ ngân hàng

Động cơ cho hoạt động bán nợ

     Theo James các quy định pháp lý không phải là động cơ duy nhất cho hoạt động bán nợ, bảo lãnh tín dụng và các công cụ huy động vốn phái sinh khác, James còn xem đây là các công cụ thay thế tốt hơn cho các món vay thế chấp bởi vì ngân hàng bị cấm bán các khoản tiền gửi có bảo đảm (ngoại trừ các khoản tiền gửi của chính phủ). James cho ràng cả những quy định cũng như hoạt đông bảo hiểm tiền gửi của chính phủ đều có thể là những khuyến khích đối với ngân hàng trong việc thực hiện các hoạt động ngoài Bảng cân đối kế toán. Hơn nữa, nếu các dịch vụ mới và các công cụ mới làm tăng giá trị của ngân hàng (như làm tăng giá trị cổ phiếu của ngân hàng) thì việc Chính phủ quản lý quá chặt các hoạt này sẽ có thể là một sai lầm.

     Các công cụ tín dụng phái sinh: những thay thế ngày càng quan trọng cho chứng khoán hoá và bán nợ.

hoạt động bán nợ

    Chứng khoán hoá tài sản, bán nợ và bảo lãnh tín dụng giúp ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng của danh mục cho vay, đồng thời các hoạt động này cũng hạn chế quy mô rủi ro lãi suất mà ngân hàng phải đối mặt. Ví dụ, việc loại bỏ một lượng lớn các khoản nợ khỏi Bảng cân đối kế toán làm giảm rủi ro tín dụng tương ứng với số vốn này. Tương tự như vậy, một ngân hàng vừa cho vay sẽ có thể bán ngay khoản nợ này cho các nhà đầu tư và theo đó các nhà dẫu tư sẽ chịu toàn bộ rủi ro của khoản cho vay.

    Tuy nhiên nghiệp vụ bán nợ và chứng khoán hoá tài sản nhìn chung không linh hoạt đặc biệt là trong trường hợp ngân hàng có nhiều khoản cho vay với những đặc điểm khác nhau – như những khoản cho vay kinh doanh thưởng không giống nhau về kế hoạch thanh toán cũng như về mức độ rủi ro dự tính. Các công cụ tín dụng phái sinh (credit derivatives) – các hợp đồng tài chính bảo vệ người thụ hưởng trong trường hợp khoản nợ không thể được thanh toán – có thể được sử dụng hiệu quả trong việc giảm rủi ro tín dụng cũng như giảm rủi ro lãi suất của ngân hàng.


Đọc thêm tại:

Rủi ro đối với bảo lãnh tín dụng

       Ngân hàng và các nhà đầu tư khác với tư cách là người thụ hưởng thư bào lãnh sẽ phải đối mặt với những rủi ro gì? Ngân hàng và các tổ chức cho vay sẽ phải đối mặt với một số rủi ro khi sử dụng công cụ thư bảo lãnh tín dụng. Ví dụ như, tổ chức phát hành có thể không chi trả được khoản tín dụng đã cam kết.

        Do thư bảo lãnh tín dụng không hoàn hào như một khoản tiển gửi có bảo hiểm nên ngân hàng nắm giữ thư bảo lãnh tín dụng với tư cách là người thụ hưởng sẽ nhận được rất ít hoặc không được gì nếu như người phát hành thư tín dụng đó phá sản. Hơn nữa, có một số điểu luật quy định là ngan hàng có thể không bị bắt buộc phải thanh toán thư bảo lãnh tín dụng nếu như điểu này vi phạm luật ngân hàng (ví dụ như trường hợp số lượng phải trả vượt quá giới hạn cho vay theo quy định của ngân hàng).

Rủi ro đối với bảo lãnh tín dụng

        Ngân hàng dựa vào sự bảo lãnh tín dụng của các tổ chức khác cần chú ý rằng những hợp đồng bảo lãnh như vậy phải có đầy đủ tài liệu đảm bảo quyền yêu cầu thanh toán. Các ngân hàng thụ hưởng có thể không nhận được tiền từ người phát hành trừ phi tất cả các điều kiện cần có cho thư tín dụng được đáp ứng. Hơn nữa, luật phá sản cho thây sự nguy hiểm tiềm tàng đối với các ngân hàng khi người thụ hưởng cố gắng truy đòi thư tín dụng. Một số quy định pháp lý chỉ ra rằng, bát cứ khoản thanh toán nào được thực hiện cho thư bảo lãnh tín dụng có hiệu lực được xem là khoản mục ưu tlên (preierence items) theo luật phá sản và vì vậy nó phải được thanh toán lại cho bên yêu cầu mở thư bảo lãnh (account party) trong trường hợp bên bảo lãnh phá sản.                                                 

       Liệu các ngân hàng phát hành thư bảo lãnh tín dụng có phải đối mặt với rủi ro nào không? Câu trả lời là có, đó là rủi ro về lãi suất và khả năng thanh khoản. Nếu ngân hàng phát hành bị buộc phải thanh toán cho thư tín dụng mà không được thông báo trước, ngân hàng có thể phải huy động một lượng vốn đáng kể với lãi suất cao. Trên thực tế, nếu thư bảo lãnh tín dụng có giá trị lớn so với khả năng tín dụng của ngân hàng thì ngân hàng có thể phải vay vốn với nhiều điều kiện bất lợi. Các ngân hàng có thể sử dụng một số công cụ để giảm bớt rủi ro của thư bảo lãnh tín dụng như :
  1. Thưởng xuyên thương lượng để thay đổi các điều khoản trong hợp đồng tín dụng của khách hàng sử dụng thư bảo lãnh sao cho chúng phù hợp với tinh trạng hoạt động của khách hàng và do vậy người thụ hưởng không cần thiết phải hối thúc thanh toán.

  2. Đa dạng hoá việc phát hành thư bảo lãnh tín dụng theo vùng và theo ngành để phân tán rủi ro.

  3. Bán quyền tham gia đối với các hợp đồng bảo lạnh tín dụng nhằm chia sẻ rủi ro với các tổ chức cho vay khác.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: chung khoan hoa, nghiep vu ngan hang

Kết cấu của thư bảo lãnh tín dụng và định giá thư bảo lãnh tín dụng

       Kết cấu của thư bảo lãnh tín dụng

     Một SLC có 3 phần chính: (1) Cam kết của người phát hành (thưởng là ngân hàng hoặc Công ty bảo hiểm). (2) Bên được bảo lãnh tín dụng (account party). (3) Bên được thụ hưởng (beneficiary) (thưởng là ngân hàng hoặc nhà đầu tư khác quan tâm tới sự an toàn của khoản cho vay đổi với bên được bảo lãnh. Đặc trưng cơ bản của SLC là chúng thưởng không nằm trong Bảng cân đối kế toán của người phát hành hay người thụ hưởng.

        Bởi vì cam kết bảo đảm này chỉ là một trách nhiệm tạm thòi (contingent liability). Trong nhiều trường hợp, cam kết sẽ kết thúc mà không cần thực hiện. Việc bồi hoàn vốn cho bên thụ hưởng chỉ được thực hiện khi có những sự việc ngoài dự kiến xảy ra đối với bên xin mờ thư bảo lãnh. Hơn nữa, người thụ hưởng chỉ có quyền đòi hoàn trả từ phía người phát hành khi họ đáp ứng đầy dù các điều kiện ghi trong thư bảo lãnh. Nếu bất cứ điều kiện nào không được đáp ứng thì người phát hành không bị bắt buộc phải chi trả.

         Giá trị và định giá thư bảo lãnh tín dụng

      Theo các điểu khoản của một SLC, ngân hàng phát hành sẽ thanh toán mọi khoản tiền lãi và vốn mà người được bảo lãnh nợ nhưng chưa thanh toán cho bên thụ hưởng. Ngân hàng nhận được một khoản phí cho việc chấp nhận rủi ro mà bên thụ hưởng phải gánh chịu nếu như không có thư bảo lãnh. Vì vậy. bên thụ hưởng có thể sẵn sàng cho bên mở SLC vay nhiều hơn hoặc cung cấp cùng một lượng vốn nhưng với lãi suất thấp hon.

      Nhìn chung, người yêu cẩu mở SLC sẽ sử dụng thư bảo lãnh của ngân hàng nếu như chi phí cho thư bảo lãnh thấp hơn lợi ích do SLC mang lại.

         Vì vậy, nếu gọi p – là giá của thư bảo lãnh

       NL – là chi phí của khoản cho vay không được bảo đảm GL – là chi phí của khoản cho vay được bảo đảm một người đi vay sẽ sử dụng thư bảo lãnh nếu như p < NL – GL

Kết cấu của thư bảo lãnh tín dụng

       Ví dụ: Một khách hàng có thể vay vốn không bảo đảm với lãi suất 7,5%, một giấy bảo lãnh tín dụng có chất lượng sẽ giảm chi phí trả lãi của khoản tín dụng xuống còn 6,75% và mức phí phát hành thư bảo lãnh là 0,5% giá trị danh nghĩa của khoản cho vay. Như vậy, rõ ràng khách hàng sẽ sử dụng thư bảo lãnh bởi vì phần tiết kiệm được từ việc sử dụng thư bảo lãnh là (7,5% – 6,75%) hay 0,75%, lớn hơn 0,5% phí trả cho thư bảo lãnh.

        Đối với người thụ hưởng giá trị của SLC chính là chất lượng tín dụng của người phát hành và chi phí về thông tin để đánh giá chất lượng tín dụng của họ. Rõ ràng là thư bảo lãnh của ngân hàng có chất lượng tín dụng cao sẽ được bên thụ hưởng đánh giá cao hơn. Bèn yêu cầu (account party) có lẽ sẽ không nhờ một ngân hàng hoạt động yếu kém phát hành thư bảo lãnh tín dụng bởi vì một thư bảo lãnh như vây sẽ cho họ ít sức mạnh đàm phán trong hợp đồng với bên thụ hưởng. Nếu chi phí để có được thõng tin về tình trạng của ngân hàng bảo lãnh hoặc về bên yêu cầu mở thư (account party) là cao, bên thụ hưởng thường nhân được ít lợi ích từ thư bảo lãnh.



Thư bảo lãnh tín dụng

        Một trong những thị trường tăng trường nhanh nhất trong vài năm gần đây là thị trường những công cụ bảo lãnh tài chính (financial guarantees) – được sử dụng để tàng cường chất lượngtín dụng cho ngữ vay vốn, giúpchức cấp tín dụng tránh khỏi tình trạng mất vốn cho vay đồng thời giảm chi phí của người di vay. Tóm lại, các phương thức bảo lãnh tài chính được sử dụng với mục đích đảm bảo sự hoàn trả vốn và lãi của khoản vay đúng thời hạn, ngay cả khi người vay vốn phá sản hoặc không thể tuân thù mọi điều khoản trong hợp đồng. Một trong những loại hình bảo lãnh tài chính phổ biến nhất trong hệ thông ngăn hàng là thư bảo lãnh tín dụng (Standby letter of credn – SLC). SLC bao gồm 2 loại:

(1) Thư bảo lãnh thực hiện, trong đó một ngân hàng bảo đảm rằng một công trình JTV dựng hoặc một dự án sẽ được hoãn thành đúng hạn.

(2) Thư bảo lãnh thanh toán, trong đó một ngân hàng cam kết thanh toán cho các gửi nợ của công ty, trái khoán chính phù liên bang và địa phương trong trường hợp tí chức đi vay không thể hoàn trả.

Thư bảo lãnh tín dụng

       Thư bảo lãnh cho phép người đi vay nhận được lượng tín dụng cán thiết với chi phí thấp hơn và với các điều khoản linh hoạt hơn. Tuy nhlên, để bán các công cụ bào lãnh này một cách hiệu quả, ngân hàng phải được xếp hạng tín dụng cao hơn khách hàng. Do chất lượng tín dụng của nhiều ngân hàng giảm sút trong những năm gần đây, các đối thù cạnh tranh (như những ngân hàng nước ngoài và Công ty bảo hiểm) dần dần đã giành được thị phán lớn hơn trên thị trường bảo lãnh tín dụng.

      Thư bảo lãnh tín dụng (SLC) là một quy định về trách nhiệm của người phát hành SLC. Ngân hàng hoặc tổ chức phi ngân hàng sẽ nhận được một khoản phí cho việc bảo lãnh tín dụng đối với khách hàng, hoặc bảo lãnh việc thực hiện đầy đủ hợp đồng của khách hàng vớibên thứ ba. Những lợi ích cơ bản của ngân hàng phát hành thư bảo lãnh tín dụng là


  1. Ngân hàng sẽ nhận dược một khoản phí cho việc cung cấp dịch vụ bào lãnh tín dụng (thưởng khoảng từ 0,5% đến 1% tổng lượng tín dụng thực hiện).

  2. Ngân hàng có thể giúp dỡ khách hàng vay vốn với chi phí thấp hơn nhờ có sự bài lãnh tín dụng.

  3. Thư bảo lãnh thưởng được phát hành với chi phí tương đối thấp do ngân hàng phát hành có thể biết rõ về tình hình tài chính của khách hàng (ví dụ như các khách hảng đã từng xin vay vốn của ngân hàng).

  4. Trẽn thực tế rất ít khi mà người phát hành thư bảo lãnh bị yêu cầu phải thanh toác cho hợp đồng bảo lãnh.

Ổn định trong kết quả kinh doanh

       Hiện nay người ta vẫn chưa tìm thấy một bằng chứng thuyết phục nào về vấn đề liệu sự ổn định trong kết quả kinh doanh – bao gồm ROA (thu nhập trên tài sản) và ROE (thu nhập trên vốn chủ sở hữu) – của ngân hàng có tạo ra sự ổn định trong tỷ lệ thu. Trên thực tế, thị trường bán nợ đã giảm mạnh trong những năm 90. Có nhiều nhân tố tác động đến sự sụt giảm này: Nhiều hãng kinh doanh không vay vốn từ ngân hàng dẫn dến sự sụt giảm số lượng các khoản tín dụng đủ chất lượng để bán. Hoạt động sát nhập và mua lại công ty giảm sút.

       Các quy định chặt chẽ hơn về một số loại tín dụng mà trước đây ngân hàng đã từng bán với số lượng lớn (như cho vay đối với giao dịch có mức đòn bẩy cao – ITLTs). Và cuối cùng, các nguồn vốn khác của ngân hàng đã tăng nhanh do sự nới rộng những quy định (như có ít hạn chế hơn đối với tiền gửi có kỳ hạn và mở rộng quyền bảo lãnh phát hành giấy nợ ngắn hạn của các ngân hàng Mỹ).

kết quả kinh doanh

       Tuy nhlên, một số chuyên gia ngân hàng dự đoán về xu hướng gia tăng trở lại đối với hoạt động bán nợ trong tương lai do: xu hướng áp dụng chế độ kế toán theo giá trị thị trường (market value accounting) trong hoạt động ngân hàng, hệ thống giúp cho người mua có thông tin tốt hơn về các khoản tín dụng ngân hàng; yêu cầu vốn chủ sở hữu chặt chẽ hơn (đặc biệt đối với các khoản cho vay thương mại), khuyến khích ngân hàng liếp tục bán các khoản tín dụng để hạ thấp mức vốn yêu cầu. Ngoài ra, còn một lý do khác cho sự tái khởi sắc của thị trường mua bán nợ là ngày càng nhiều ngân hàng lớn (như Bankers Trust Company của New York và ING Bank của Hà Lan) thực hiện các hoạt động mua bán nợ thay cho hoạt động cho vay truyền thống.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: chứng khoán hóa, các nghiệp vụ ngân hàng

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Nghiệp vụ ngoài bảng cân đối và hoạt động ngân hàng

            Thông thường, ngân hàng không bán các khoản cho vay. Thay vào đó, ngân hàng bán quyền yêu cầu đối với thu nhập từ các khoản cho vay và quyền về thu nhập của người mua không được ngân hàng hoặc khách hàng vay vốn bảo đảm nếu như khoản cho vay không được hoàn trả theo đúng hợp đồng!

          Cuối cùng, các ngân hàng nhận ra rằng, huy động vốn bằng cách bán các khoản tín dụng có thể chịu ảnh hưởng của một số nhân tố mang tính chu kỳ. Trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng nhanh, lượng cung trên thị trường bán nợ thường tăng. Ngược lại, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái, khối lượng các khoản cho vay có thể bán giảm đáng kể, nhu cầu xin vay thấp và theo đó sẽ có ít khoản cho vay mới.

Nghiệp vụ ngoài bảng cân đối

           Sự gia tăng trong các hoạt dộng ngoài bảng cân đối dường như đã tạo ra những tác động đáng kể tới hoạt động cũng như tới sự thành công của các ngân hàng. Một số nghiên cứu gần đây của nhiều nhà kinh tế cho thấy rằng hoạt động ngoài bảng cân đối đã thực sự giúp: ngân hàng hạn chế những biến động trong thu nhập ròng. Đồng thời, cùng với việc ngân hàng sử dụng các công cụ ngoài bảng, sự biến động trong mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi trong những năm gần đây cũng không còn quá lớn. Tuy nhlên một số nhà kinh tế lại cho rằng việc sử dụng các cổng cụ ngoại bảng không phải là nguyên nhân duy nhất tạo ra sự ổn định trong thu nhập, ví dụ, thu nhập lãi có thể sẽ ổn định hơn đo ngân hàng trung ương: thực thi một chính sách tiền tệ ổn định hay bởi vì các ngân hàng và các cơ quan quản lý ngân hàng chú trọng hơn vào vấn đề chất lượng tín dụng và rủi ro trong hoạt động.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: chung khoan hoa, nghiep vu ngan hang